Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Cách làm sò huyết nướng cực hấp dẫn cho buổi chiều cuối tuần

Ngày hôm nay mình xin chia sẻ cùng cả nhà cách làm sò huyết nướng cực hấp dẫn cho buổi chiều cuối tuần nhé.

Nguyên liệu (2 phần ăn)

- 400gr sò huyết
- Hành lá, muối, nước mắm
– Dầu ăn hoặc mỡ nước
– Đậu phộng (lạc)
– Tương ớt.

Sò huyết là một món ăn ngon và bổ dưỡng

Cách làm sò huyết nướng

Bước 1:

Sò huyết rửa sạch, ngâm vào thố nước lạnh có pha chút muối để sò ra hết cát rồi rửa lại lần nữa.
Đun nồi nước sôi, thả sò vào luộc sơ đến khi sò há miệng thì bạn tắt bếp, đợi sò nguội bớt thì cạy nửa phần vỏ sò bỏ đi.

Bước 2:

Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
Đậu phộng nướng sơ ở nhiệt độ 180ºC khoảng 5 phút hoặc rang trên lửa nhỏ, xát bỏ vỏ lụa bên ngoài.
Cho đậu phộng vào cối, giã dập.
Cho hành lá vào bát, trộn với hai thìa cafe dầu ăn hoặc mỡ nước, đun trên bếp khoảng 1 phút hoặc để vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây để hành chín sơ. Trộn hành với nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ nước mắm.

Bước 3:

Xếp sò ra khay nướng, dùng thìa phết ít tương ớt lên bề mặt con sò.
Dùng thìa múc ít hỗn hợp mỡ hành rưới đều lên trên từng con sò. Để dành lại một ít mỡ hành, khi nướng xong bạn phết đều lên trên bề mặt sò cho bóng đẹp.
Sau đó, rắc một ít đậu phộng lên trên bề mặt sò.

Bước 4:

Cho khay sò vào lò nướng ở nhiệt độ 190ºC khoảng 5 – 8 phút, không nướng lâu sò sẽ bị dai. Nếu không có lò bạn có thể nướng sò trên than hoa cũng rất ngon.

Bước 5:

Sò huyết chín, bạn lấy ra phết ít hỗn hợp mỡ hành còn dư lên bề mặt sò, dùng nóng với tương ớt.
Sò huyết nướng thơm nức với hành lá, thêm chút đậu phộng ăn bùi bùi, xen lẫn với thịt sò huyết rất ngọt. Không chỉ dùng làm món nhậu ngon mà sò huyết còn rất bổ dưỡng cho cả nhà. Làm món này tuy hơi mất thời gian ở khâu cọ rửa sò và phết hành mỡ nhưng vị ngon của nó thì rất xứng đáng để bạn bỏ công sức ra đấy!

Chúc cả nhà một cuối tuần thật vui vẻ với món sò huyết này nhé

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Ví sao khi máy bay hạ cánh hay bị ù tai

Thông thường khi máy bay cất cánh và hạ cánh, chúng ta hầu như ai cũng có cảm giác bị ù tai, vì sao lại như vậy? Hãy cùng tham khảo bài chia sẻ sau đây nhé

Vì sao khi máy bay cất cánh và hạ cánh lại bị ù tai

Lý do cho việc ù tai này là do bạn “du hành” thông qua các lớp không khí có áp suất khác nhau.

Không khí tuy không nhìn thấy được nhưng cũng có sức ép nhất định lên tất cả các vật nằm phía dưới nó (so với Trái Đất), bao gồm cả lớp không khí ở phía dưới. Do vậy khi bạn di chuyển lên càng cao thì áp suất (sức ép trên một đơn vị diện tích) sẽ giảm. Cơ thể của bạn không nhạy cảm tới mức có thể cảm thấy sự thay đổi áp suất này nhưng tai của bạn thì khác.

Khi máy bay cất cánh/hạ cánh với tốc độ cao khiến áp suất thay đổi đột ngột, vòi Eustachian quá bé để có thể điều tiết kịp thời theo sự thay đổi này dẫn tới việc bạn bị ù tai



Tai của người bình thường được thông với họng thông qua một vòi/ống nhỏ có tên gọi là Eustachian tube. Thông thường thì tai, mũi, họng đều chứa đầy không khí và sự cân bằng áp suất giữa các phần này được cơ thể tự động thực hiện.

Khi máy bay cất cánh/hạ cánh với tốc độ cao khiến áp suất thay đổi đột ngột, vòi Eustachian quá bé để có thể điều tiết kịp thời theo sự thay đổi này dẫn tới việc bạn bị ù tai.

Lúc cất cánh, áp suất bên ngoài giảm nhưng áp suất bên trong tai bạn vẫn giữ nguyên (do không điều tiết kịp thời) khiến màng nhĩ(eardrum) bị phồng ra ngoài (do sức ép của không khí bên trong tai) và làm bạn khó chịu.

Điều ngược lại sẽ xảy ra khi hạ cánh, áp suất bên trong tai bạn nhỏ hơn so với áp suất bên ngoài và màng nhĩ lại bị ép ngược lại vào trong. Nói cách khác, màng nhĩ của bạn chỉ được thiết kế để chịu được sự thay đổi áp suất chậm, từ tốn và theo cách tự nhiên chứ không được thiết kế để chịu được sự thay đổi áp suất đột ngột như lúc máy bay cất cánh/hạ cánh.

Cả hai trường hợp khi màng nhĩ không ở đúng vị trí cân bằng đều làm bạn khó chịu, thậm chí hơi đau tai. Cảm giác này chỉ trở lại bình thường khi vòi Eustachian điều tiết được áp suất bên trong tai trở lại cân bằng với áp suất bình thường bên ngoài (lúc đó bạn có thể nghe thấy tiếng động nhỏ như tiếng nổ bên trong tai).

Cách trị ù tai khi đi máy bay : các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện các động tác cử động quai hàm như ngáp, nhai, để giúp đóng/mở vòi Eustachian và cân bằng áp suất bên trong tai.

Việc ngậm kín mồm và ngưng thở không được các bác sỹ tán thành do việc này không giúp tai của bạn có thể cân bằng áp suất với không khí bên ngoài, trái lại còn có thể làm màng nhĩ bị phồng quá mức, gây đau tai và thủng màng nhĩ trong trường hợp xấu nhất.

Chúc bạn có những chuyên bay vui vẻ nhé.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Hóc xương cá có nguy hiểm không?

Có thể thấy hóc xương là tai nạn rất thường gặp trong ăn uống, thoạt nhìn có vẻ là chuyện bình thường, nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng rất nguy hiểm đấy

Những sai lầm khi bị hóc xương cá

Nguyên nhân bị hóc xương, theo các bác sĩ thường gặp là do thói quen ăn cả thịt lẫn xương; hay vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa; hoặc ăn uống trong lúc say rượu...



Các bác sĩ khuyến cáo, nhiều trường hợp, người bị hóc xương chủ quan, hoặc dùng một số mẹo không đúng nhằm "tống" xương trôi xuống. Vì thế có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Khi dị vật theo đường ăn hóc ở thực quản, người bệnh cố gắng khạc ra, hay vì lý do nào đó, xương cá có thể từ thực quản chui ra ngoài. Khi đó, sẽ có nguy cơ xương cá cắm vào mạch máu, vì thực quản nằm sát với mạch máu lớn từ tim ra. Nếu xương cá làm thủng mạch máu, bệnh nhân có thể tử vong. 

Chia sẻ cách trị hóc xương cá

Đa số những người bị hóc thường cố nuốt thêm cơm để xương trôi đi; một số dùng tay móc họng, có người dùng que dài chọc cho xương trôi xuống. Còn có những mẹo khác như: uống nước dãi vịt, ăn củ riềng, uống nước giếng, quay ngược cái chổi ở góc nhà, nuốt vỏ cam… Những biến chứng thường gặp sau đó có thể là: viêm thanh quản, viêm tấy có mủ, gây áp-xe, viêm vùng cổ bên…

Nhiều trường hợp dị vật chạy đến các vị trí không thể nào ngờ tới, gây tấy mủ ngay ở đó mà bệnh nhân không hề hay biết, do trong suốt thời gian sau khi bị hóc và chữa mẹo, bệnh nhân không có cảm giác đau. Đó là điểm cực kỳ nguy hiểm đối với "tai nạn" hóc xương. Biến chứng nặng nhiều khi không kịp cứu.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Bí quyết nấu cháo sò huyết thập cẩm cực ngon và bổ dưỡng cho mẹ bầu

Các mẹ khi mang thai rất cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. Với món cháo sò huyết thập cẩm này là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời rất thích hợp cho phụ nữ mang thai, bổ sung các chất đạm, vitamin rất phong phú. Bài viết này mình xin chia sẻ cách nấu sò huyết làm món cháo thập cẩm cực ngon và bổ dưỡng cho các mẹ nhé.

Nguyên liệu nấu cháo sò huyết

Gạo tẻ: 1 nắm
Gạo nếp: 1 nắm
Sò huyết: 500g
Thịt bò:150g
Nấm rơm: 150g
Tôm sú: 200g
Gừng: 1 nhánh nhỏ
Hánh lá, hành khô, tiêu
Rau cải non
Gia vị cơ bản
Chanh, ớt

Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu cháo sò huyết

Hành khô và tỏi, bóc vỏ rồi đập dập băm nhuyễn.
Gừng để cả vỏ, rửa sạch, đập dập băm nhỏ.
Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

Cách nấu sò huyết ngon thì gạo phải được chế biến cầu kì một chút. Gạo đem vo sạch, để ráo. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm 1/3 hành tỏi cho thơm thì đổ gạo vào đảo cho đến khi gạo vàng thi tắt bếp.
Sò huyết ngâm nước có pha nước cốt chanh 30 phút để sò nhẻ bùn rồi đem luộc, giữ lại nước, tách lấy nhân, bỏ vỏ. Cách nấu cháo sò lông vì chỉ lấy nhân bên trong nên mẹ cũng có thể bỏ qua việc ngâm sò, lưu ý sau khi luộc mẹ nên gạn nước kĩ và rửa nhân lại thật sạch.

Tốm sú: Bóc vỏ, bỏ đầu. Ứớp tôm với 1/ chỗ hành tỏi còn lại, 1/2 thìa hạt nêm, 1/4 thìa bột ngọt, 1 chút tiêu để trong bát riêng 15 phút.

Thịt bò: thái mỏng rồi băm nhuyễn sau đó ướp thịt bò với gừng, tỏi, tiêu, hạt nêm để riêng ở bát.

Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ đuôi rồi chẻ làm đôi.

Hành và rau thơm rửa sạch, băm nhuyễn

Cháo sò huyết nấu với rau gì? Có nhiều loại rau có thể đem nấu cháo nhưng cháo sò huyết chỉ có rau cải là ngọt nhất, cho vị thơm phù hợp với mùi đặc trưng của sò.

Cách nấu sò huyết thơm ngon bổ dưỡng
Phi thơm 2 thìa dầu ăn với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn và ½ thìa ớt bột (bạn cũng có thể thay thế bằng bột điều nếu gia đình bạn không ăn cay nhé), cho tôm vào đảo nhanh tay với lửa lớn, tắt bếp.

Cho gạo, nếp vào nước sò huyết luộc rồi ninh với 1 thìa bột ngọt, ½ thìa muối, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa gừng băm nhuyễn đến khi cháo sôi, hạt gạo nở bung ra. Bạn cho sò huyết, tôm, nấm rơm vào, nêm thêm 1 thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu sao cho vừa ăn.

Cho thịt bò vào, đảo nhẹ, tắt bếp, bạn không nên đun lâu vì như thế thịt bò sẽ bị dai và mất vị ngọt của thịt bò nhé.

Cho hành lá, ngò rí vào là bạn đã hoàn thành phương pháp nấu món cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng rồi đấy. Cách nấu cháo sò huyết cho bé tương tự như trên, tuy nhiên mẹ nên chú ý độ nhiễn của cháo sao cho phù hợp với độ ăn thô của trẻ.

Thật đặc biệt và hấp dẫn phải không các bạn. Hy vọng với bài viết học cách nấu cháo sò huyết thập cẩm thơm ngon bổ dưỡng cho bà bầu trên các bạn có thể bồi bổ cho vợ hay chị em của mình khi đang mang thai. Có thể sử dụng trong các bữa ăn chính thay thế cơm sẽ rất lạ miệng và ăn được nhiều hơn.

Chúc các bạn ngon miệng!