Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Doanh nghiệp điện máy đang gặp khó khăn

Doanh nghiệp điện máy đang gặp khó khăn. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích thị trường nói chung và lĩnh vực điện máy nói riêng, chưa có thời điểm nào mà thị trường này bão hoà và có mức cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Khi hàng loạt các siêu thị đồ gia dụng và điện máy điện tử ra đi, liệu những siêu thị khuyến mãi và mở rộng thị trường hiện nay có đủ sức chống chọi với nhau?

Không ít siêu thị khuyến mãi tư nhân hiện nay không chịu được sức ép cạnh tranh từ thị trường khắc nghiệt ở thời điểm hiện tại

Cuộc chiến về giá cả và sức ảnh hưởng của thương hiệu với người tiêu dùng đã diễn ra trong gần 5 năm nay với kết quả là nguồn vốn gần cạn kiệt cũng như bào mòn chính lợi nhuận của doanh nghiệp hiện nay. Mặt khác, vì các sản phẩm thu hút người tiêu dùng phần lớn là hàng tiêu dùng dài hạn (có thời gian sử dụng từ 5 – 10 năm trở lên), vì vậy việc có đột biến trong doanh số gần như không thể xảy ra. 

1. HomeOne – Thua lỗ thời gian dài

HomeOne thuộc quản lý của Công ty Cổ phần dịch vụ bán lẻ Tiên Phong, là một hệ thống bán lẻ khá lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một siêu thị đồ gia dụng quen thuộc của người tiêu dùng một thời nhờ vào quy mô cửa hàng, chất lượng dịch vụ cũng như giá bán sản phẩm hợp lý. Tuy nhiên, sau 2 năm hoạt động thì doanh nghiệp đã gần như kiệt sức và phải ngừng hoạt động khi nợ tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên lên tới hàng tỷ đồng do kinh doanh thua lỗ, ngay cả khi nguồn vốn ban đầu được ước tính gần 200 tỷ đồng.

Vì liên tục thua lỗ trong thời gian dài, siêu thị đồ gia dụng và điện tử HomeOne đã bị buộc phải đóng cửa

2. WonderBuy – Chi phí mặt bằng quá nặng

Bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 2010, hệ thống siêu thị điện máy “bán hàng kiểu Mỹ” WonderBuy, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Điện máy - Máy tính - Viễn thông Hợp Nhất giới thiệu với khách hàng cách khuyến mãi theo “kiểu Mỹ” mới – hoàn một phần tiền cho khách sau một thời gian sử dụng nhất định. 

Dù khá mới mẻ và tạo được nhiều biến đổi cho thị trường, thương hiệu này đã phải tuyên bố phá sản do cạn kiệt chi phí mặt bằng. Vào cuối tháng 5/2011, do không có khả năng chi trả khoản tiền thuê mặt bằng nên chủ nhà, theo hợp đồng đã gia hạn mười ngày để WonderBuy xoay xở nhưng vì không xoay xở được nên chủ nhà thu lại mặt bằng. Được biết, WonderBuy thuê mặt bằng với giá 25 USD/m2/tháng. Mỗi tháng siêu thị này phải trả 2,5 tỉ đồng tiền thuê mặt bằng.

Trên đây chỉ mới là hai câu chuyện tiêu biểu cho những cái “chết yểu” của các siêu thị đồ gia dụng và điện tử lớn nhỏ vừa qua. Với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp cần có những hướng đi mới lạ và hiệu quả hơn để có thể vừa phục vụ tốt khách hàng và đem lại lợi nhuận cho chính mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét