Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Hóc xương cá có nguy hiểm không?

Có thể thấy hóc xương là tai nạn rất thường gặp trong ăn uống, thoạt nhìn có vẻ là chuyện bình thường, nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng rất nguy hiểm đấy

Những sai lầm khi bị hóc xương cá

Nguyên nhân bị hóc xương, theo các bác sĩ thường gặp là do thói quen ăn cả thịt lẫn xương; hay vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa; hoặc ăn uống trong lúc say rượu...



Các bác sĩ khuyến cáo, nhiều trường hợp, người bị hóc xương chủ quan, hoặc dùng một số mẹo không đúng nhằm "tống" xương trôi xuống. Vì thế có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Khi dị vật theo đường ăn hóc ở thực quản, người bệnh cố gắng khạc ra, hay vì lý do nào đó, xương cá có thể từ thực quản chui ra ngoài. Khi đó, sẽ có nguy cơ xương cá cắm vào mạch máu, vì thực quản nằm sát với mạch máu lớn từ tim ra. Nếu xương cá làm thủng mạch máu, bệnh nhân có thể tử vong. 

Chia sẻ cách trị hóc xương cá

Đa số những người bị hóc thường cố nuốt thêm cơm để xương trôi đi; một số dùng tay móc họng, có người dùng que dài chọc cho xương trôi xuống. Còn có những mẹo khác như: uống nước dãi vịt, ăn củ riềng, uống nước giếng, quay ngược cái chổi ở góc nhà, nuốt vỏ cam… Những biến chứng thường gặp sau đó có thể là: viêm thanh quản, viêm tấy có mủ, gây áp-xe, viêm vùng cổ bên…

Nhiều trường hợp dị vật chạy đến các vị trí không thể nào ngờ tới, gây tấy mủ ngay ở đó mà bệnh nhân không hề hay biết, do trong suốt thời gian sau khi bị hóc và chữa mẹo, bệnh nhân không có cảm giác đau. Đó là điểm cực kỳ nguy hiểm đối với "tai nạn" hóc xương. Biến chứng nặng nhiều khi không kịp cứu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét