Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Những tiêu chí để chọn lựa máy tiệt trùng bình sữa tốt nhất

Những tiêu chí để chọn lựa máy tiệt trùng bình sữa tốt. Việc bổ sung dinh dưỡng cho các bé ở những năm đầu đời vô cùng quan trọng, đặc biệt khi các gia đình đã gặp không ít khó khăn để chọn lựa giữa một rừng sản phẩm như sua cua hang abbott, Dielac hay Meiji. Tuy nhiên, rất ít người lưu ý đến những máy móc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé như các loại máy tiệt trùng bình sữa hay hâm nóng bình sữa. Hãy cùng bài viết tham khảo một số tiêu chí chính để chọn lựa chiếc máy tiệt trùng hoàn hảo nhất cho bé của bạn nhé.

Bên cạnh các khó khăn trước sự lựa chọn giữa hàng loạt sản phẩm nổi tiếng như sữa Abbott Similac hay Dielac, các loại máy tiệt trùng bình sữa cũng cần được chú ý đặc biệt 

1. Khoang chứa bình sữa

BPA là một hợp chất rất thường gặp ở những loại nhựa thông thường có tác hại rất xấu đến sức khoẻ con người, đặc biệt thường xuất hiện tại một số máy tiệt trùng bình sữa kém chất lượng. Với nhiệt độ tăng cao, hợp chất này dễ tách ra khỏi nhựa và xâm nhập vào sữa của bé đấy.

Hãy đọc kĩ cấu tạo của máy và chọn những sản phẩm được chế tạo 100% bằng nhựa PP và nói không hoàn toàn với hợp chất BPA, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bé.

Clip sua cua hang abbott

2. Phương pháp tiệt trùng

Hiện nay trên thị trường có 2 nhóm sản phẩm với 2 phương pháp tiệt trùng khác nhau, gần như thích hợp với tất cả các loại sản phẩm công thức lớn như sữa Abbott Similac, Pediasure, Meiji, Dielac…bao gồm:

Tiệt trùng qua lò vi sóng: 

· Ưu điểm: đơn giản, nhanh chóng, đáng tin cậy, tiện dụng, chắc chắn, dễ dàng mang đi

· Nhược điểm: kích thước không vừa lò vi sóng, không có hệ thống ngắt tự động khi hết nước, dẫn tới giảm tuổi thọ của bình nhanh.

Tiệt trùng sữa bằng máy điện:

· Ưu điểm: Đa dạng về thiết kế, tính năng, kích cỡ, hình dáng, có thể tự động ngắt khi hết nước

· Nhược điểm: Máy lớn, phức tạp hơn khi lắp đặt và sử dụng, cần thời gian tiệt trùng kéo dài, cần loại bỏ cặn canxi thường xuyên để đun kim loại.

3. Bộ phận loại bỏ nước ngưng tụ

Đối với các máy tiệt trùng công suất thấp, nhà sản xuất thường chế tạo bộ phận tách nước ngưng tụ để thực hiện tối ưu quá trình tiệt trùng.

Riêng những máy tiệt trùng loại này công suất không cao nên hơi nước thoát ra nhẹ nhàng và từ từ khi gặp nắp bình tiệt trùng nước sẽ ngưng tụ lại thành giọt theo bề mặt về trở lại đáy bình. Với thiết kế rất thông minh và khéo léo, nước sẽ không quay trở lại mâm đun sôi mà được tích lũy trong 1 chiếc khay nhỏ bên dưới.

Nghệ thuật hâm nóng sữa bột dinh dưỡng cho bé

Nghệ thuật hâm nóng sữa bột dinh dưỡng cho bé. Không chỉ có tác dụng đối với người lớn, tác dụng tích cực đối với sức khoẻ khi dùng một ly sữa ấm trước khi ngủ đã được khá nhiều nhà nghiên cứu chứng minh thành công. Đặc biệt hơn đối với trẻ sơ sinh, các sản phẩm như sua cua hang abbott, Dielac và Nuti đều được khuyến cáo rằng nên được dùng nóng để tăng cường sự hấp thu và thưởng thức của bé. Vậy lý do và lợi ích nào từ việc hâm nóng sữa sẽ mang lại cho sức khoẻ của bé nhà bạn?


Dù với mức giá cao hay thấp, tất cả các sản phẩm như sữa Similac, Nuti hay Pediasure đều nên được hâm nóng trước khi cho bé dùng

1. Tại sao nên dùng sữa nóng ấm?

Sữa ấm giúp xoa dịu dạ dày của bé, tạo cảm giác thoải mái cho cả cơ thể. Cũng như người lớn, nhiệt độ của sữa cũng giúp tăng khẩu vị, kích thích vị giác, giúp bé bú nhiều hơn và phát triển nhanh hơn. Bạn có biết rằng khi bé bú sữa mẹ, nguồn sữa đó cũng có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể con người (khoảng 37 độ C). Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng nhất để các mẹ pha sữa bột công thức cho các bé dùng hằng ngày. Đối với các mẹ bảo quản sữa tươi hay sữa mẹ đã vắt thì cũng nên hâm nóng sữa đến nhiệt độ này mới cho bé bú.

Sua cua hang abbott quang cao voi monters university an tuong

2. Phương pháp pha và hâm nóng sữa 

Sữa ấm giúp tăng khẩu vị, tuy nhiên bảo đảm an toàn cho bé vẫn phải luôn là ưu tiên hàng đầu. Với các sản phẩm nổi tiếng từ lâu như sữa Similac, Pediasure hay Dielac, các mẹ sẽ không phải lo lắng về chất lượng của sữa nữa, điều đáng quan tâm ở đây đó là nhiệt độ nước pha và lượng pha phù hợp.

Nước pha sữa là nước đã đun sôi nhưng để nguội còn khoảng 40-50 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp để hòa tan sữa bột vì dùng nước quá nóng sẽ làm phân hủy vitamin và dưỡng chất có trong sữa. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các váng sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà bé không bú được.

Bạn không nên dùng lò vi sóng hay đun trực tiếp trên bếp lửa để hâm nóng sữa cho bé. Các thiết bị trên không cho phép bạn khống chế được nhiệt độ và bạn sẽ có nguy cơ làm mất chất trong sữa hay bé sẽ bị bỏng vì sữa quá nóng.

>> Facebook sua cua hang abbott 
https://vi-vn.facebook.com/HoiNhungBaMeThichSuaAbbott/

Để hâm sữa an toàn nhất, các mẹ nên sử dụng phương pháp chưng cách thuỷ hoặc cho bình sữa trực tiếp vào nồi nước sôi (đừng để bình chạm đáy nồi nhé), sau đó kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế chuyên dụng hoặc nhỏ sữa vào mu bàn tay để cảm nhận nhiệt độ. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể mua và dùng các loại máy hâm nóng sữa với thời gian, nhiệt độ chính xác, giúp giữ sữa của bé luôn nóng, đầy dinh dưỡng và ngon lành ở mọi thời điểm trong ngày.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

3 đặc điểm chính cần biết khi sử dụng sữa bột cho bé

Bên cạnh sữa mẹ, sữa bột công thức là một nguồn dinh dưỡng khác không thể thiếu cho quá trình phát triển và lớn lên của bé trong những năm đầu đời. Dù giá phải chăng hay đắt đỏ như sua cua hang abbott, Dielac, Pediasure… đi nữa, với cách sử dụng đúng nhất thì bé nhà bạn mới có thể hấp thu được trọn vẹn những dưỡng chất đó. Hãy tham khảo 3 điều cần lưu ý khi sử dụng sữa bột cho bé qua bài viết sau đây.


Bất cứ loại sữa công thức nào như sữa bột Similac hay Pediasure, các mẹ đều cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản để bảo đảm dưỡng chất và sự hấp thụ hoàn hảo cho bé

1. Các giai đoạn quan trọng đầu đời

Việc sử dụng sữa bột có thể chia ra 4 giai đoạn chính, giúp các mẹ bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho bé:

· Giai đoạn 1: Bé mới sinh đến 100 ngày tuổi

· Giai đoạn 2: Từ 100 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi

· Giai đoạn 3: Từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

· Giai đoạn 4: Sau 1 tuổi

Trong giai đoạn chuyển đổi sữa, các mẹ nên lưu ý về một số biểu hiện bên ngoài của bé, tình trạng đi tiêu, tính chất phân và tình trạng sức khoẻ chung để xác định xem sữa mới có phù hợp với bé không. Ngay cả một số sản phẩm ngoại nhập như sữa bột Similac, Meiji, Grow cũng có thể gây tình trạng dị ứng cho các bé (dị ứng protein lạ trong sữa bò). Do đó, các mẹ nên thử nghiệm nhiều loại sữa khác nhau để phù hợp với thể trạng, vị giác riêng của từng bé.

2. Cách pha sữa tiêu chuẩn

Đun nước sôi hoàn toàn rồi để nguội đến khoảng 50 độ C thì cho 1/2 lượng nước vào bình sữa. Khi lấy bột sữa, luôn luôn sử dụng thìa chuyên dụng được cung cấp từ trong hộp. Theo từng giai đoạn mà chúng ta sẽ có công thức pha khác nhau, cụ thể là:

· Giai đoạn 1: một thìa sữa pha 20ml nước

· Giai đoạn 2 – 4: một thìa sữa pha 40ml nước

Sau khi đổ sữa vào bình, hãy đậy nắp và lắc nhẹ để bột không lắng xuống đáy bình. Nếu sữa vẫn không tan hết, hãy đổ hết phần nước thừa vào và lắc nhẹ cho tan hết. Để nguội khoảng 35 độ C thì cho bé bú.

Lưu ý: khi bé bú không hết phần sữa này thì hãy đổ đi hoặc mẹ uống dùm bé chứ đừng nên sử dụng lại.

3. Thời gian bảo quản

Sữa bột là một loại thực phẩm dạng bột có hàm lượng dinh dưỡng cao, do đó cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. Không nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc trong tủ đá. Với những hộp sữa đã mở cần đậy chặt nắp và bảo quản. Sau khi mở nắp hộp nên sử dụng trong vòng 3 tuần.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Cần lưu ý khi pha sữa bột cho bé yêu đúng cách

Cần lưu ý khi pha sữa bột cho bé yêu đúng cách. Với những cặp vợ chồng trẻ lần đầu làm bố mẹ, chắc hẳn sẽ có rất nhiều vướng mắc trong thời gian đầu khi bé vừa chào đời. Bên cạnh dòng sữa mẹ bổ dưỡng, các nguồn cung cấp dinh dưỡng từ sữa công thức như sua cua hang abbott, Dielac hay một số loại sữa chua, sữa nguyên kem…, không ít bậc phụ huynh đã phải đau đầu trong việc chọn lựa cũng như bảo quản, sử dụng cho bé yêu nhà mình sao cho bé khoẻ mạnh, lớn nhanh nhất có thể. Hãy cùng một số lưu ý trong bài viết sau đây để rút thêm kinh nghiệm cho mình về phương pháp sử dụng sữa bột đúng cách hơn nhé.

Những nguồn dinh dưỡng ngoài như sữa bột Similac, Dielac đều cần được chú ý đặc biệt trong quá trình pha nhằm bảo đảm chất dinh dưỡng trong sữa

1. Chọn sữa thích hợp 

Bên cạnh hàng loạt các hãng sữa nội và ngoại khác nhau như sữa bột Similac, Pediasure hay Dielac là hàng tá nỗi lo của các bậc phụ huynh khi lựa chọn nguồn dinh dưỡng bổ sung cho bé kèm theo sữa mẹ. Tuy là nguyên tắc “tiền nào của nấy” đúng trong khá nhiều trường hợp, tuy nhiên vẫn có các trường hợp khi bé bị dị ứng hay không thích hợp với một số loại sữa (ngay cả với sữa ngoại). Vì vậy, các mẹ nên thay đổi sữa ngay khi bé có những triệu chứng như da nổi mẩn đỏ, ngứa, nôn mửa, tiêu chảy, bón hoặc tăng trưởng chậm.

2. Sử dụng nước pha thích hợp

Các mẹ nên sử dụng nước đun sôi để nguội dùng pha sữa bột là tốt nhất cho bé, tránh dùng các loại nước khác được “đồn đại” rằng sẽ tăng dưỡng chất cho sữa như nước khoáng, nước tinh khiết, nước luộc rau, nước vo gạo nấu chín…Những loại nước lạ này dễ dàng biến đổi chất dinh dưỡng trong sữa bột, thậm chí kết hợp và tạo ra các chất độc hại khác. Thực tế, khi sử dụng nước tinh khiết hoặc nước khoáng để pha sữa, các bé rất dễ gặp tình trạng táo bón trong thời gian dài.

3. Giữ tay thật sạch và khô ráo

Không những các dụng cụ pha phải sạch, chính đôi tay pha sữa của bố mẹ cũng phải được giữ sạch hoàn toàn, tránh làm bẩn hay nhiễm khuẩn vào sữa của bé. Bên cạnh đó, bàn tay ướt sẽ dễ làm sữa bột bị ẩm, khiến bột sữa biến chất và không bảo đảm vệ sinh cho bé trong những lần sử dụng sau.

4. Thử sữa bằng nhiều cách khác

Trong miệng chúng ta có hàng ngàn vi khuẩn, nếu bạn ngậm núm vú để thử nhiệt độ sữa cho con vô tình sẽ để lại vi khuẩn trên núm vú, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn từ mẹ. Tốt nhất bạn nên nhỏ vài giọt sữa xuống cổ tay, thấy ấm ấm là có thể cho bé uống. Các mẹ có thể sử dụng các máy hâm nóng sữa để đạt đạt được nhiệt độ sữa mong muốn.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Làm tóc dễ thương với kiểu tóc búi

Làm tóc dễ thương với kiểu tóc búi. Nếu bạn có mái tóc ngắn và chẳng có ý tưởng gì để tạo kiểu cho mái tóc của mình thì cũng đừng quá lo lắng. Dù hầu hết những kiểu tóc đặc trưng của phái nữ đều gắn liền với mái tóc dài, những người sở hữu mái tóc ngắn vẫn có thể tạo ra nhiều phiên bản ngắn hơn cho các kiểu tóc đó một cách độc đáo và không kém phần đẹpmắt. Một trong số đó là kiểu tóc búi đang rất được yêu thích.


Nếu bạn cho rằng tóc ngắn không thể nào tạo kiểu búi đẹp được thì 10 cách búi tóc cho tóc ngắn sau đây sẽ làm thay đổi quan điểm của bạn! Cùng xem một số kiểu tóc búi thú vị cho mái tóc ngắn sau đây nhé!

1. Búi tóc một bên



Đây là kiểu tóc búi rất phổ biến dành cho tóc ngắn. Để tự làm kiểu tóc này tại nhà, hãy chải vào túm tóc về một bên. Bới tóc theo kiểu đuôi ngựa thấp và buộc lại ngay trên lỗ tai. Sau đó cuộn tất cả tóc lên và quấn thành búi, lưu ý giữ búi tóc ở vị trí thấp. Nếu bạn có tóc mái, hãy để chúng buông xõa tự nhiên, miễn là đảm bảo chúng nằm cùng bên với búi tóc của bạn.

2. Búi tóc rối sau đầu



Đây cũng là một kiểu tóc búi đơn giản có thể thực hiện ở nhà dễ dàng và nhanh chóng. Túm tất cả tóc của bạn về sau đầu giống như buộc tóc đuôi ngựa và quấn chúng lại thành búi (không quấn quá cao), hơi lỏng tay ở phần cuối để một vài sợi tóc rơi ra ngoài. Bạn nên chú ý không quá chặt tay để phần tóc hai bên đầu và phía trước hơi phồng tự nhiên.

3. Búi tóc thấp



Kiểu búi tóc thanh lịch này rất phù hợp với các loại đầm trễ vai, hở lưng và các loại váy xoè, phù hợp trong không gian các buổi tiệc cổ điển hoặc các buổi tiệc trang trọng với các bạn gái. Chải ngược tóc ra phía sau và cuộn lại sau gáy.

Tại đây, rẽ một ít tóc sang phía trái và tạo thành một búi tóc nhỏ, cột tóc lại ở điểm giữa và đảm bảo phần tóc từ giữa đến chân không bị giữa quá chặt. Đến đây, cuộn tóc lại một lần nữa và giữ chặt tóc bằng một chiếc kẹp hoa có kiểu dáng thanh nhã.

4. Bím tóc một bên



Đây là kiểu búi tóc rất đơn giản có thể thực hiện dễ dàng trong thời gian ngắn. Gom tóc lại một bên và thắt bím từ phía sau. Thực hiện xong bước này, hãy cố định búi tóc bằng dây thun. Đối với bím tóc, cuộn lại thành búi và cột chặt ở gáy.
5. Búi tóc cao


Kiểu búi tóc này rất phù hợp vào mùa hè, vì tạo ra cảm giác mát mẻ nhất là khi bạn phải luôn đi lại trong thời tiết nóng nực. Dùng lược chảy tóc gọn gàng và bó lại trên đỉnh đầu.

Cuộn tóc lại thành một búi chặt và cố định bằng dây thun. Vì kiểu tóc này khá đơn diệu, nên trang điểm với những màu sắc nổi bật và sử dụng thêm mog65 số công cụ trang điểm.
6. Búi tóc Ballerina


Nếu bạn không muốn búi tóc trông thật đơn điệu, hãy thử kiểu búi ballerina, kiểu tóc này phù hợp với tóc ngắn, mang lại cá tính và giúp bạn trông trẻ trung, năng động.

Dùng lược chải tóc và bó lại từ hai phía hơi hướng lên trên. Làm như thế tóc của bạn được chia thành 2 phần – phần phía trên và phần phía dưới.

Đối với phần phía trên hãy cuộn lại thành búi tuỳ ý. Đối với phần tóc nhỏ còn lại phía dưới, cuộn lại và cố định ở phía dưới để được 1 búi tóc chặt.

7. Búi tóc tròn thấp



Đây là kiểu búi tóc thường thấy trong các tiệc cưới cho các bạn gái với mái tóc ngắn và cho cả các phụ dâu.

Dùng lược chải tóc để có được các nút nhỏ. Bó tất cả lại về phía sau.

Cột chúng lại và cột chặt cho đến phần giữa đầu. Cố định điểm giữa này lại. Nếu bạn vẫn cảm thấy tóc chưa được vấn chặt, hãy dùng kẹp.

8. Búi tóc nhỏ sau gáy



Nếu bạn đang có một mái tóc cực kỳ ngắn và vẫn muốn cột tóc lên, hãy chải tóc ra phía sau và rẽ tóc thành hai phần. Vuốt tất cả ra phía sau, hướng về gáy và cột lại thành bó nhỏ.

Đối với kiểu tóc này, bạn cũng có thể chừa lại vài sợi tóc ở ngoài búi hoặc gom toàn bộ vào búi tóc. Kiểu tóc này phù hợp với mắt môi trang điểm nhẹ.

9. Búi tóc một bên (có ghim cố định)



Kiểu tóc cổ điển này phù hợp cho những mái tóc ngắn đơn giản và dễ dàng khi kẹp lại (hơn là cột). Để thực hiện kiểu búi tóc này ở nhà, dùng lược chảy nhẹ tóc, thể hiện vẻ mềm mượt tự nhiên của tóc.

Nếu bạn có tóc mái ở phía trước hoặc hai bên, tốt nhất nên giữ tóc mái không bị cột quá chặt. Kéo tất cả tóc ở một bên và cuộn nhẹ lại, ghim tóc thấp xuống, tốt nhất là ở mặt sau của tai.

Cũng giống như đã đề cập ở trên, nếu thấy mối tóc quá lỏng, có thể giữ chặt thêm bằng kẹp hoặc phụ kiện khác, có thể thêm kẹp hoa ở phía trên.

10. Búi tóc lỏng



Chải tóc và giữ đường ngôi tự nhiên. Kéo nhẹ tóc lên phía trên và cột lại thành búi lỏng cố định tại giữa đỉnh đầu.

Trên đây là 10 cách búi tóc cho tóc ngắn thêm dễ thương và cá tính. Tùy theo phong cách và cá tính mà bạn gái có thể tự chọn cho mình một kiểu tóc phù hợp để khẳng định bản thân. Đừng quên chia sẻ suy nghĩ của bạn về danh sách các kiểu tóc này.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Chia sẻ cùng các mẹ cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Chia sẻ cùng các mẹ cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Chọn loại sữa nào phù hợp cho trẻ là vấn đề mẹ cần quan tâm. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh thì vấn đề này càng quan trọng hơn. Dinh dưỡng cho bé xin tổng hợp một số hướng dẫn cho mẹ khi lựa chọn sữa cho trẻ sơ sinh.

1.Chọn sữa cho trẻ sơ sinh phải phù hợp với độ tuổi

chọn sữa cho trẻ Mách mẹ cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh
Chọn sữa cho trẻ sơ sinh phải phù hợp với độ tuổi của trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non yếu vì vậy không phải sử dụng loại sữa nào cũng phù hợp. Việc sử dụng sữa không đúng theo độ tuổi của bé sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ, thậm chí là đi ngoài. Vì thế khi mua sữa mẹ nên chọn theo độ tuổi của bé. Tốt nhất là bạn nên cho con mình uống thêm sữa ngoài khi bé được 2 đến 3 tháng tuổi (tháng đầu tốt nhất nên cho bé bú sữa mẹ, trừ trường hợp mẹ không đủ sữa mới cho con bú sữa ngoài).
Các bé ở độ tuổi khác nhau cũng có khẩu vị khác nhau, vì thế bạn nên lựa chọn loại sữa phù hợp với con mình, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.

2. Chọn sữa cho trẻ sơ sinh dựa vào chất lượng sữa

Chất lượng là tiêu chí quan trọng khi mẹ quyết định chọn mua một sản phẩm. Đối với sữa cho trẻ sơ sinh thì vấn đề này càng trở nên quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
Chất lượng ở đây là mẹ cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ của loại sữa sẽ cho con mình uống. Trên thị trường có nhiều loại sữa với rất nhiều xuất xứ khác nhau, khi chọn sữa mẹ nên tìm đến những cửa hàng hay siêu thị uy tín để chọn, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nếu mẹ vẫn băn khoăn không biết chọn loại nào tốt nhất thì nên nhờ tư vấn của bạn bè, người thân, những người đã có kinh nghiệm, hoặc tư vấn của người bán hàng. Tốt nhất là nên lựa chọn những loại sữa có tên tuổi, uy tín.
Chất lượng của mỗi loại sữa còn phụ thuộc vào cả thành phần của sữa. Khi chọn sữa mẹ cần chọn những loại sữa có thành phần dinh dưỡng cần thiết, phù hợp và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé như: đạm, đường, axit béo, DHA, ARA, Chonine, vitamin,… Những chất này không chỉ giúp bé khỏe mạnh mà còn giúp bé phát triển cả về trí tuệ, …

3. Chọn sữa có mùi vị dễ uống, thích hợp với trẻ

chọn loại sữa cho bé1 Mách mẹ cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên chọn sữa có mùi vị yêu thích của trẻ
Đối với trẻ sơ sinh việc chọn mùi vị của sữa tưởng chừng như không quan trọng. Vậy nhưng nếu mùi vị sữa quá khó uống thì trẻ sẽ phản ứng lại ngay đấy. Vậy nên tốt nhất là mẹ nên chọn những loại sữa có mùi vị phù hợp, dịu nhẹ với trẻ em.

4. Chọn sữa phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình

Với quan niệm sữa càng đắt thì càng tốt nên nhiều gia đình dù không có điều kiện vẫn cố mua loại sữa đắt tiền cho con. Việc làm này không sai nhưng mẹ không nên, trẻ sẽ quen loại sữa đó, và sau mẹ bắt buộc phải mua loại sữa đó cho con. Trong trường hợp mẹ không còn khả năng mua thì sẽ dẫn đến hiện tượng bé không uống sữa nữa. Vậy nên mẹ cần phải cân nhắc trước khi mua sữa. Không phải cứ sữa ít tiền, sữa nội thì không tốt đâu mẹ nhé.
Một vài hướng dẫn trên đây hi vọng sẽ giúp mẹ chọn được loại sữa tốt nhất cho bé yêu nhé.